5dd7c523c95d2f03764c

USEM VIETNAM ., JSC

Top 10 CTy Quản lý Tòa Nhà Uy Tín Nhất Việt Nam

US standard building management process

Tiên phong Ứng Dụng Công nghệ QLVH tòa nhà 4.0

67feff0323fac7a49eeb

Xử lý sự cố khẩn cấp 24/7

Trang chủ Xử lý sự cố khẩn cấp 24/7 Xử lý sự cố khẩn cấp 24/7

USEM có đội ngũ Chuyên gia luôn đảm bảo túc trực 24/7 để hỗ trợ các tòa nhà khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.

Trong quá trình quản lý vận hành và sử dụng nhà chung cư, USEM cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư kinh nghiệm lâu năm rất coi trọng công tác vận hành hệ thống kỹ thuật sao cho hiệu quả và an toàn. Hướng đến một dịch vụ vận hành hệ thống kỹ thuật tòa nhà chuyên nghiệp, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn; đảm bảo an ninh tòa nhà 24/7,… Tuy nhiên, sự cố xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Để xử lý các sự cố khẩn cấp trong nhà chung cư hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, Ban quản lý nhà chung cư cần nắm rõ các quy trình xử lý sự cố trong nhà chung cư. Trong bài viết này, USEM sẽ hướng dẫn quy trình chung để xử lý các sự cố trong nhà chung cư.

1. Bình tĩnh kiểm tra sự cố

2. Nhanh chóng xác định nguyên nhân chính xác

3. Nhận định hậu quả của sự cố

4. Đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất có thể

1. Bình tĩnh kiểm tra sự cố

Các sự cố thường xảy ra một cách bất ngờ như chập điện, cháy, nổ, …. khiến cư dân chung cư không kịp xác định tình huống. Một số sự cố khi được phát hiện sẽ làm cho cư dân hốt hoảng, mất bình tĩnh như báo cháy, động đất, thiên tai, hoặc kẻ gian đột nhập, …

Điều đầu tiên các nhân viên ban quản lý cần làm là phải bình tĩnh đánh giá tình hình, nhận diện sơ bộ về sự cố như: vị trí xảy ra sự cố, thiết bị, vật liệu gây ra sự cố, khả năng chế sự cố như thế nào,… Việc nhận diện sơ bộ tình trạng sự cố có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp lựa chọn được phương án tốt nhất nhằm khống chế rủi ro nhanh chóng, mà còn giúp cung cấp thông tin chính xác cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn hiệu quả. Sau đó, cần nhanh chóng thông báo cho các bộ phận khác hoặc cơ quan chứ năng có liên quan đến hỗ trợ.

2. Nhanh chóng xác định nguyên nhân chính xác

Sau khi nhận diện sơ bộ sự cố và sơ tán cư dân, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân chính xác của sự cố và xử lý ngay nhân tố gây sự cố. Một số sự cố nhỏ có thể được khắc phục hoàn toàn sau bước này. Nếu không thể khắc phục được sự cố, việc xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của sự cố xuống, đồng thời cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng giải quyết và cứu hộ.

Ví dụ, khi phát hiện có cháy nổ trong nhà chung cư, cần xác định nguyên nhân cháy nổ là do chập, cháy thiết bị điện, do rò rỉ khí gas, hay nguyên nhân nào khác. Nếu thiết bị điện chập, cháy gây ra sự cố cháy nổ, cần ngay lập tức thông báo cho bộ phận kỹ thuật tòa nhà và ngắt điện khu vực sự cố, đề phòng lửa cháy gây nổ lớn. Lưu ý là xử lý các nguyên nhân gây sự cố, cần sử dụng các dụng cụ an toàn như găng tay, kìm điện, hoặc các biện pháp an toàn khác.

3. Nhận định hậu quả của sự cố

Tiếp theo, cần nhận định, đánh giá hậu quả có thể xảy ra của sự cố, đồng thời đánh giá khả năng có thể tự giải quyết được sự cố hay không, nhằm xác định phương án xử lý sự cố và hướng dẫn cư dân thoát hiểm nhanh chóng. Ví dụ, sau khi xác định được sự cố cháy nổ trong nhà chung cư do chập, cháy thiết bị điện gây ra, các nhân viên ban quản lý tòa nhà cần xác định được những diễn biến có thể xảy ra tiếp theo như: có thể xảy ra cháy nổ liên hoàn trong hệ thống điện tòa nhà hay không, có thể gây ra hỏa hoạn lớn hay không,…Nếu có khả năng diễn biến nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng hướng dẫn cư dân thoát hiểm và tìm biện pháp khống chế sự cố, không để lan rộng hơn.

Cụ thể, khi đánh giá hậu quả có thể xảy ra, cần xác định những điều sau:

- Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là gì?

- Nếu cố gắng tự xử lý sự cố, diễn biến có thể xảy ra như thế nào? Có thể sử dụng những phương tiện gì (như thiết bị phòng cháy chữa cháy chung cư,…)? Có thể khắc phục được hay không? Tình huống xấu nhất khi cố gắng tự xử lý là gì?

- Nếu di chuyển thoát hiểm, có thể thoát hiểm theo những cách nào? Trong đó, phương án thoát hiểm nào là tốt nhất?

- Nếu không thể di chuyển thoát hiểm, có thể dùng cách gì để thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hộ?

4. Đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất có thể

Sau khi đã nhận định được các điều trên, phải lựa chọn phương án giải quyết nhanh nhất có thể.

Nếu có thể tự khống chế sự cố, hãy sử dụng những kỹ năng chuyên môn và dụng cụ để đảm bảo an toàn. Nếu thấy không thể khống chế sự cố, hãy lập tức hướng dẫn cư dân di chuyển đến vị trí an toàn. Nếu di chuyển thoát hiểm, hãy hướng dẫn cư dân những nguyên tắc thoát hiểm an toàn. Nếu không thể di chuyển thoát hiểm, hãy hướng dẫn cư dân cách thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hộ.

Để có thể xử lý các tình huống khẩn cấp trong nhà chung cư hiệu quả, các đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư kinh nghiệm lâu năm thường chú trọng công tác quản lý rủi ro nhà chung cư, đồng thời thường xuyên phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư và các cơ quan chức năng tuyên truyền, tập huấn cho cư dân kỹ năng thoát hiểm, luôn chủ động đối phó với mọi tình huống xẩy ra một cách bình tĩnh, thông minh, hạn chế rủi ro về người và tài sản trong và sau sự cố.

Logo usem mini

CÔNG TY CỔ PHẦN USEM VIỆT NAM - USEM

Hội sở: Tầng 11 tháp C văn phòng, Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

VPĐD Quảng Ninh:  Số 20 Bến Tàu, Bạch Đằng, TP Hạ Long

VPĐD HCM: Tầng 15, Centec Tower, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

VPĐD Quy Nhơn: 12 Nguyễn Thi, Phường Hải Cảng, Tp. Quy Nhơn, Bình Định

Hotline: 0906.27.25.26 * Email: vanhanhtoanha.pro@gmail.com

Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web BĐS http://zland.vn