Thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra những sự cố khiến nhiều người bị mắc kẹt trong thang máy tại Hà Nội, TP.HCM.
Vừa qua, ngày 11/6, khoảng 17h30, tại tòa nhà chung cư Mỹ Sơn Tower (số 62 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội) đã xảy ra sự cố mất điện tạm thời, khiến cả tòa nhà bị cắt điện.
Khi sự cố mất điện này xảy ra, nhiều người đang di chuyển trong thang máy của tòa nhà này bị mắc kẹt lại không thể thoát ra ngoài, trong số đó có cả trẻ em khiến những người bên trong hoảng sợ.
Nhiều người bị mắc kẹt trong thang máy do mất điện tại tòa nhà chung cư Mỹ Sơn Tower (số 62 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội).
Ngay sau đó, nhiều người dân cùng Ban quản lý tòa nhà đã phối hợp cạy cửa thang máy giải cứu những người bị mắc kẹt ra ngoài. Rất may sự cố trên không khiến cho những người bên trong thang máy bị thương.
Theo một người dân đang sống tại tòa chung cư này, sự cố mất điện cũng đã được khắc phục ngay sau đó. Nguyên nhân có thể do trời nắng nóng, điện quá tải dẫn đến sập aptomat tổng của tòa nhà.
Sau khi tiếp cận hiện trường, cảnh sát đã dùng máy thủy lực phá cửa rồi lần lượt đưa 21 người bị nạn ra ngoài.
Cũng trong tháng 6, vào ngày 5/6, Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an quận 1, TP.HCM cũng đã cứu hộ thành công 21 người bị mắc kẹt trong thang máy ở tòa nhà văn phòng trên đường Lê Duẩn, quận 1.
Theo đó, vào khoảng 6h sáng cùng ngày, đơn vị nhận tin báo cứu hộ đến từ một tòa nhà văn phòng nên huy động xe cứu hộ cùng cán bộ chiến sĩ đến hiện trường.
Khi đến nơi, cảnh sát phát hiện người dân bị kẹt trong thang máy giữa lầu 2 và lầu 3. Những người này cho biết, đã bị kẹt trong thang máy gần 20 phút.
Trước đó, ngày 9/5, cũng xảy ra sự cố khiến 8 người mắc kẹt trong thang máy tại khách sạn Gims ở đường số 5/2A, QL 22, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
Theo đó, vào khoảng 1h30 sáng 9/5, nhận được tin báo kẹt thang máy tại khách sạn Gims, đội Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an huyện Hóc Môn) đã điều 2 xe cùng 8 cảnh sát đến giải cứu các nạn nhân.
Cảnh sát PCCC TP.HCM phải phá cửa thang máy tòa nhà văn phòng trên đường Lê Duẩn, quận 1 lần lượt đưa 21 người bị mắc kẹt ra ngoài.
Thời điểm cảnh sát có mặt, bên trong thang máy có 8 người đang mắc kẹt, tinh thần hoảng loạn. Nhiều người sợ hãi đã khóc thét, cầu cứu.
Sau hơn nửa giờ, cảnh sát đã dùng kìm chuyên dụng, máy cắt thủy lực để phá cửa thang máy, giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt ra ngoài an toàn.
Những điều không nên làm khi gặp sự cố trong thang máy
Thang máy là phương tiện di chuyển phổ biến trong hầu hết các tòa nhà cao tầng hiện nay. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị mắc kẹt trong thang máy bạn cần hết sức bình tĩnh.
– Tuyệt đối không tìm cách cậy cửa thang tháng nếu nút mở cửa không hoạt động, nếu cửa thang máy chỉ mở một khoảng nhỏ, bạn cũng không nên trèo ra ngoài vì nếu thang máy hoạt động lại, bạn sẽ có nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà.
– Nhiều người thậm chí còn trèo lên cửa thoát hiểm phía trên nóc cabin khi đội cứu hộ chưa tới và điều này sẽ rất nguy hiểm do trên đó có nhiều thiết bị điện, dầu mỡ trơn trượt.
– Nếu cứu hộ tới, hãy bình tĩnh đừng nôn nóng khi chưa được nhân viên cứu hộ ra dấu hiệu thoát hiểm, đặc biệt khi thang đang dừng ở giữa tầng.
Xử lý thế nào?
– Giữ bình tĩnh: Điều đầu tiên bạn cần phải nhớ khi rơi vào bất cứ tình huống nào đó là giữ thái độ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt vì thang máy gặp sự cố không có nghĩa là bạn sẽ gặp nguy hiểm (như trường hợp mất điện đột ngột).
Nên giữ bình tĩnh, nhắm mắt, hít thở sâu để điều hòa nhịp tim. Điều này giúp bạn sáng suốt để đánh giá tình hình tốt hơn.
Nếu trong thang máy có người đi cùng, bạn hãy trấn an tinh thần họ vì đám đông hoảng loạn sẽ khiến tình thế nguy hiểm hơn.
Cảnh sát phá cửa giải cứu 8 người bị kẹt trong thang máy khách sạn.
– Tìm nguồn sáng: Khi thang máy đột nhiên hỏng, không gian bên trong thường khá tối. Bạn nên tìm một nguồn sáng, có thể từ đèn pin điện thoại hay từ bất cứ khe hở nào có ánh sáng mà bạn may mắn thấy được. Nếu không, hãy đứng yên khoảng vài phút để mắt làm quen với bóng tối.
Không nên sử dụng bật lửa vì nó không chỉ gây nguy hiểm mà còn “đốt” 1 lượng oxy của bạn trong thang máy.
– Gọi người giúp đỡ: Tìm cách liên lạc với người bên ngoài càng nhanh càng tốt như gọi điện thoại, bấm nút khẩn cấp (hình chiếc chuông) để liên lạc, thông báo với nhân viên cứu hộ.
Xem điện thoại mình còn sóng không. Nếu còn, hãy gọi ngay cho số điện thoại của người quản lý thang máy thường được dán ở bảng nút bấm.
Bạn đồng thời cũng nên gây chú ý với người bên ngoài bằng cách la to hoặc sử dụng vật kim loại, hoặc cởi giày gõ vào cửa thang máy.
– Thử các nút khác: Ngoài việc bấm nút khẩn cấp, bạn có thể ấn nút mở cửa vài lần thử xem có tác dụng không. Đã có nhiều trường hợp khi nhiều người gọi khắp nơi để kêu cứu, bạn chỉ cần ấn nút mở là cửa… mở ra thật.
Trường hợp thang máy chạy “vượt tốc”, bạn nên nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển. Việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, giúp thang máy không bị rơi thêm.
– Kiên nhẫn chờ đợi: Trong lúc bị kẹt trong thang máy, nếu có nhiều người, bạn nên trò chuyện, cùng nhau giữ bình tĩnh, kiên nhẫn đợi sự trợ giúp từ nhân viên cứu hộ.
Nếu các nhân viên cứu hộ muốn bạn cung cấp thông tin về số người bị kẹt trong thang, hay tình hình trong thang – bạn cũng nên thực hiện và làm theo hướng dẫn.
Bạn không nên quá lo lắng vì trong nhiều tòa nhà, những người đi thang máy tiếp theo có thể phát hiện ra thang máy không hoạt động chỉ sau một vài phút và sẽ báo cho quản lý thang máy.
Hội sở: Tầng 11 tháp C văn phòng, Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội
VPĐD Quảng Ninh: Số 20 Bến Tàu, Bạch Đằng, TP Hạ Long
VPĐD HCM: Tầng 15, Centec Tower, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0906.27.25.26 * Email: vanhanhtoanha.pro@gmail.com